Chia sẻ những thông tin hữu ích về top 4 loại tinh dầu thiên nhiên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay: sả, quế, hồi, bạc hà.

Tinh dầu thiên nhiên đang được ưa dùng và sử dụng phổ biến hiện nay bởi nhiều công dụng đặc biệt hữu ích của nó như làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, trị liệu hay làm nguyên liệu nấu ăn, cùng nhiều mẹo vặt ứng dụng khác trong đời sống.

Dưới đây, là top 4 tinh dầu thiên nhiên đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

 

1. Tinh dầu sả

 

- Sả là loại nguyên liệu được chiết xuất tinh dầu từ thân cây và lá của nó. Sả là một loại cây thân thảo, sống một vài năm, trồng bằng tép. Sau khi trồng 3 ÷4 tháng thì thu hoạch lá và cứ 40 ÷45 ngày thu hoạch một lứa, năng suất bình quân 50 tấn lá/ha. Hàm lượng tinh dầu 0,7 ÷1,5%, thành phần chính của tinh dầu sả là geraniol (23%) và xitronenlal (32 ÷ 35%). Lá sả thường được chưng cất ở dạng tươi hoặc khô. Sả trồng được ở vùng đồi núi vì chịu được khô hạn.

Sả rất dễ trong thiên nhiên và tinh dầu sả có rất nhiều ứng dụng trong đời sống

- Công dụng của tinh dầu sả:

Tinh dầu sả có thể dùng tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn khám phá tinh dầu sả có tác dụng giảm đau ngang ngửa với aspirin (vốn gây nhiều tác dụng phụ).

Công dụng nổi bật nhất của tinh dầu sả là diệt khuẩn, khử trùng, chống các sinh vật kí sinh trùng, làm thuốc bổ hay chất kích thích, bài tiết mồ hôi hiệu quả trong các trường hợp cảm. Đặc biệt tinh dầu sả còn có thể dùng cho việc sản xuất thuốc trừ sâu, có lẽ vì thế mà rất nhiều loại côn trùng sợ cây sả.

Tác dụng làm đẹp: Bạn cũng có thể dùng tinh dầu sả để dưỡng da khi kết hợp nó với kem hay lotion. Do cơ địa từng người hay do nhiều tác nhân từ môi trường mà hiện nay rất nhiều người bị ra mồ hôi chân, tay, trong các trường hợp này bạn có thể sử dụng tinh dầu sả để điều trị mồ hôi chân, khá hiệu quả đấy nhé. Sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc, trở về nhà bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm với hương thơm ngọt dịu từ tinh dầu sả để thư giãn và cảm thấy khoan khoái hơn nữa.

 

2. Tinh dầu quế

 

- Quế trồng nhiều ở Quảng ninh, Yên bái, Quảng nam, Quảng ngãi. Vỏ và lá đều có chứa tinh dầu nhưng nhiều nhất là ở vỏ. Để sản xuất tinh dầu người ta thường dùng cành và vỏ vụn. Hàm lượng tinh dầu ở vỏ khô 1 ÷2,5%, ở lá 0,2 ÷0,5%. Cấu tử chính của tinh dầu quế là anđêhyt xinamic (90%).

Vỏ cây là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất công nghiệp tinh dầu quế

 - Tinh dầu quế được dùng trong công nghiệp thực phẩm (gia vị) và trong dược phẩm. Với rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như:

Khử mùi hôi trong kho, nhà vệ sinh, những phòng ẩm mốc, hay được dùng cho các quán bia, karaoke, khách sạn.

Tác dụng làm đẹp: làm mặt nạ cho da, dưỡng tóc và dưỡng môi.

Tác dụng sức khỏe: giảm stress, giúp giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. Tiêu hóa tốt hơn nhờ cóthể tạo ra hơi hoặc làm co bóp, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sau các bữa ăn, giảm đầy hơi.  Một công dụng nữa là điều trị cảm cúm, cảm lạnh và đầu, các bệnh về xương khớp, cơ bắp, chuột rút.

Xem thêm: quy trình sản xuất tinh dầu quế bằng phương pháp chưng cất

 

 3. Tinh dầu bạc hà

 

- Bạc hà là loại cây thân thảo sống được vài năm, sau khi trồng vài tháng có thể thu hoạch được. Hàm lượng tinh dầu 1,3 ÷1,6%, cấu tử chính là mentol (70 ÷90%). 

Tinh dầu bạc hà

- Công dụng:

Có khả năng thanh lọc và làm mát với hương thơm của tinh dầu bạc hà mạnh mẽ có thể tiếp thêm sinh lực cho bạn.

Trong lịch sử, bạc hà đã được sử dụng để trị hơi thở có mùi, xoa dịu các chứng khó chịu của bao tử, giảm đau bụng, đầy hơi, nhức đầu, khó tiêu, ợ nóng. Về mặt cảm xúc, bạc hà giúp xoa dịu sự giận dữ, sự mệt mỏi và trầm cảm. Cho vài giọt lên phía sau cổ và vai sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn suốt ngày làm việc. Xoa 1-2 giọt lên thái dương, trán hay vùng xoang (cẩn thận tránh tiếp xúc với mắt) giúp giảm đau xoang và nhức đầu. Khuếch tán tinh dầu bạc hà để bớt thèm ăn. Pha với dầu jojoba và thoa lên vùng bao tử khi bị khó chịu. Chà vài giọt lên bàn chân để giảm sốt. Dùng để bôi lên chỗ bị ngứa khi bị côn trùng cắn.

Hít tinh dầu bạc hà trước và sau khi tập thể dục để tăng sự phấn khích và bớt mệt. Khuếch tán trong phòng để tăng sự tập trung khi học hay làm việc. Để đuổi kiến, gián hay mấy anh bạn hay gặm nhấm, cho vài giọt bạc hà vào một cục bông gòn và đặt quanh lối di chuyển của chúng. Cho 4-5 giọt vào bình xịt nước và xịt lên cây để giết bọ chét. Điều tiết da dầu, làm se và làm sạch da.

 

4. Tinh dầu hồi

 

Chiết xuất tinh dầu thiên nhiên từ hoa hồi

- Hồi là hoa có hình sao, trồng nhiều ở Lạng sơn, Cao bằng, hàm lượng tinh dầu 13 ÷15% (tính theo hoa khô), 3 ÷3,5% (tính theo hoa tươi).

- Công dụng của tinh dầu hồi:

Dùng để chế biến rượu mùi, dùng trong y dược (cồn xoa bóp), dùng làm chất phụ gia trong kem đánh răng.

Trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, tiêu thục, sát trùng…

Kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, gây trung tiện (xì hơi), giúp dễ tiêu hóa, chống nhiễm khuẩn đường ruột…

Và nhiều công dụng khác.

 

Ngoài ra, còn có nhiều loại tinh dầu thiên nhiên hiện nay đang rất được ưa chuộng như: tinh dầu oải hương, tinh dầu dừa, tinh dầu ngọc lan tây, tinh dầu chanh, tinh dầu tràm trà, hương thảo hay tinh dầu hoa hồng.

 

Việc làm ra những lọ tinh dầu mini tại nhà khá đơn giản, bạn có thể tự mình điều chế bằng nhiều phương pháp ví dụ như chưng cất hay ngâm ủ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất công nghiệp thì đòi hỏi cần phải có quy trình và thiết bị riêng. Thường thì họ dùng các thiết bị có công suất và kỹ thuật cao.

Xem thêm: Nồi chưng cất tinh dầu: Thiết bị không thể thiếu được trong công nghệ sản xuất tinh dầu.


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Top