Nồi chưng cất tinh dầu đa công suất

Nồi chưng cất tinh dầu các loại với nhiều công suất và kích thước khác nhau để phục vụ nhu cầu chưng cất tinh dầu ngày càng tăng

Mã sản phẩm: SP31719

Tình trạng:

Còn trong kho

Liên hệ
  • Giá sau Thuế: Liên hệ
Mua ngay
 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Tinh dầu ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống, đặc biệt là trong y học trị liệu, làm đẹp và giá có giá trị khá lớn. Do vậy, có rất nhiều hãng cố gắng cạnh tranh sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều loại tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên. Nhưng thiết bị và phương nào đã tạo nên những chai tinh dầu chất lượng như vậy?

Hãy cùng tìm hiểu nồi chưng cất tinh dầu của công ty Xuyên Á, hoạt động dựa trên nguyên lý chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước.

 

1. CẤU TẠO NỒI CHƯNG CẤT TINH DẦU

- Thiết kế tương tự như một chiếc nồi chưng cất rượu gồm có 3 phần: nồi chưng cất, kết nối thông qua ống dẫn hơi, bình sinh hàn ngưng tụ (bồn ngưng tụ) và bình hứng. Và đặc biệt là cần thêm tủ điện điều khiển kiểm soát cho nồi chưng cất có công suất lớn để thuận tiện cho việc chưng cất dễ dàng và thuận tiện hơn.

- Tuy nhiên, nồi chưng cất cho tinh dầu sẽ được thiết kế nhiều bộ phận khác hơn như sau:

* Nắp: có thể là hình chóp (I), chỏm cầu (II) hoặc elip

Nắp phải có cấu tạo sao cho hơi thoát ra được dễ dàng và nhanh chóng. Nếu hỗn hợp hơi nằm lâu trong thiết bị sẽ sinh ra hiện tượng quá nhiệt làm tinh dầu giảm chất lượng. Ngoài ra, nắp phải đảm bảo kín khi ghép với thân thiết bị. Giữa nắp và thân thiết bị có thể vặn chặt bằng bu lông có đệm. Tuy nhiên, cũng phải tốn thời gian để vặn khi tháo dỡ. Trong điều kiện chưng cất ở áp suất dư 20-30 mmHg thì người ta thường dùng van nước (III) là thích hợp hơn.

 

* Cổ nồi, vòi voi: Cổ nồi và vòi voi có thể là hai bộ phận riêng biệt hay chung, cổ nồi có hình dáng sao cho hướng hỗn hợp hơi ra nhanh. Đối với những loại nguyên liệu tạo bọt hoặc bụi trong khi chưng cất thì cổ nồi phải có bộ phận thay đổi tốc hơi và phải có thêm lưới chắn bụi. Các loại cổ nồi thường có hình dáng sau:

Chiều dài của vòi voi thay đổi từ 1,5-3 m, nghiêng về phía thiết bị ngưng tụ với độ dốc 1-3 độ, đường kính nhỏ dần để hỗn hợp hơi thoát ra dễ dàng. Chiều dài của vòi voi phải thích hợp, nếu ngắn quá sẽ tạo áp suất dư trong thiết bị, dài quá sẽ có hiện tượng ngưng tụ giữa chừng, hơi thoát ra chậm, ảnh hưởng đến tốc độ chưng cất và giảm chất lượng tinh dầu.

* Đáy nồi: Có cấu tạo giống nắp nồi, đáy nồi phải có cấu tạo sao cho việc tháo nước ngưng tụ được dễ dàng (nếu chưng cất gián tiếp). Trong trường hợp chưng cất trực tiếp thì đáy nồi phải có bộ phận phun hơi.

Nếu chưng cất với hơi nước mà không có nồi hơi riêng thì đáy nồi là bộ phận đốt nóng tạo hơi, do đó đáy nồi phải có cấu tạo sao cho diện tích truyền nhiệt lớn nhất.

* Vỉ nồi (hay sọt đựng nguyên liệu): Để đỡ khối nguyên liệu, giữ cho nguyên liệu khỏi rơi xuống đáy nồi làm tắc ống dẫn hơi, chiều dày của vỉ nồi từ 8 ÷10 mm, mặt vỉ được đột hoặc khoan lổ hoặc có thể được làm bằng những thanh sắt đan. Thường thì tiết diện các lổ vỉ bằng 1/2 diện tích của bề mặt vỉ.

* Ống phân phối hơi: Ống phân phối hơi thường có nhiều dạng khác nhau, có thể hình tròn, xoắn ốc hay chữ thập. Các lổ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi bị tắc do nguyên liệu rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần tiết diện ống phân phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết diện của ống dẫn hơi vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần thiết dùng để chưng cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.

Vật liệu làm nồi cất ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng tinh dầu thành phẩm, nhất là về màu sắc, một số muối kim loại tác dụng với tinh dầu sẽ cho màu khác với màu sắc tự nhiên của tinh dầu. Do đó vật liệu làm nồi cất phải không tác dụng hóa học với tinh dầu nhất là ở các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tinh dầu như cổ nồi, vòi voi..các bộ phận này phải được chế tạo bằng thép không rỉ hoặc sắt tráng men, các bộ phận khác (thân, đáy..) có thể làm bằng thép CT3.

 

2. QUY TRÌNH CHƯNG CẤT THÔNG QUA NỒI CHƯNG CẤT TINH DẦU

 Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn) gồm: nạp liệu, chưng cất, tháo bả.

B1. Nạp liệu: Nguyên liệu từ kho bảo quản được nạp vào thiết bị chưng cất tinh dầu (phần nồi chưng cất nơi có các vỉ hay sọt chứa nguyên liệu ở khoang trong cùng), có thể làm ẩm nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá trình chưng cất. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, có thể nạp trực tiếp vào thiết bị hoặc nạp gián tiếp qua một giỏ chứa rồi cho vào thiết bị bằng tời hoặc cẩu. Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm cho hơi khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu và không được quá lỏng, quá xốp sẽ làm cho hơi dễ dàng theo những chỗ rỗng đi ra mà không tiếp xúc với toàn khối nguyên liệu. Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén nên xổ tung để tránh hiện tượng rỗng cục bộ. Nạp liệu xong đóng chặt mặt bích nối thiết bị với nắp, nên vặn chặt theo nguyên tắc đối nhau để nắp khỏi chênh.

B2. Chưng cất: Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho hơi vào thiết bị, lúc đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi.

Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm trong khoảng 30-400C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá chưng cất chưa kết thúc.

B3. Tháo bã: Tháo nắp thiết bị, tháo vỉ trên rồi dùng tời kéo giỏ chứa bã ra, kiểm tra và châm thêm nước nếu cần thiết (nước châm thường là nước sau khi phân ly tinh dầu) rồi cất mẻ khác. Với nồi chưng cất tinh dầu của chúng tôi, còn có thêm hệ thống xả đáy, đây là chỗ để tháo bã ra 1 cách dễ dàng và sạch sẽ.

Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm, nước chưng cho ra bể tiếp

 

Liên hệ: Mr Quỳnh-0904.68.5252 để được tư vấn chi tiết kỹ thuật về nồi chưng cất tinh dầu.

Chúng tôi có đủ công suất thiết kế theo nhu cầu khách hàng 20-50-100-500-1000-2000 lit/h.

Web: xuyena.vn

Sản phẩm Liên quan

 
Giao hàng tận nơi

Gọn gàng, nhanh chóng cho KH

 
TƯ VẤN BÁN HÀNG

Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng

 
CẬP NHẬT HÀNG NGÀY

Kiểm tra cửa hàng của chúng tôi để cập nhật những sản phẩm mới nhất

 
HỖ TRỢ 24/7

Hotline: 0904685252

Top